Truy cập nội dung luôn

Quy chế chi tiêu nội bộ Quy chế chi tiêu nội bộ

     

 

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN HƯNG NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 87 /QĐ-UBND ngày 11/02/2025 của UBND xã Tân Hưng)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng:

1. Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm và được giao quyền tự chủ theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước được áp dụng tại UBND xã Tân Hưng.

2. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ hằng năm bao gồm các khoản chi thường xuyên và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

3. Đối tượng áp dụng: Toàn thể cán bộ chuyên trách, công chức và không chuyên trách cấp xã (gọi tắt CB, CC, NLĐ).

Điều 2. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

1.Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của UBND xã Tân Hưng trong việc tổ chức trong việc sắp xếp bộ máy và sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức của UBND xã Tân Hưng.

2.Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính của cơ quan, giúp cán bộ công chức của UBND xã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong cơ quan.

4. Là căn cứ để quản lý thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị thực hiện kiểm soát chi của KBNN, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

5. Sử dụng tài sản, tài chính của xã đúng mục đích có hiệu quả.

6. Tạo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

Điều 3. Nguyên tắc nội dựng xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ:

1.Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo trong hành lang pháp lý:

Quy chế chi tiêu nội bộ do Chủ tịch UBND xã Tân Hưng ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn cơ sở. Quy chế chính thức được thông qua Hội nghị cán bộ, công chức của UBND xã.

2. Quy chế chi tiêu nội bộ được gửi đến Phòng Tài chính – Kế hoạch để theo dõi giám sát thực hiện, gửi Kho Bạc nhà nước Cái Bè nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

3. Nội dung "Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức chi thống nhất trong UBND xã đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả tăng cường công tác quản lý và phù hợp với hoạt động đặc thù của UBND xã.

4. Chủ tịch UBND xã được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ bằng hoặc thấp hơn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phù hợp với nhiệm vụ thực tế và khả năng tài chính hiện có của xã.

5. Chủ tịch UBND xã căn cứ tính chất công việc, khối lượng công việc tình hình thực hiện của năm trước quyết định khoản chi phí cho từng cá nhân, bộ phận như sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, khoán công tác phí, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí của UBND xã.

6. Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị cá nhân phải đảm bảo có chứng từ hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

7. Không được dùng kinh phí của UBND xã để mua sắm thiết bị, đồ dùng tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn sử dụng cho việc riêng dưới bất kỳ hình thức nào.

8. Trong trường hợp UBND xã có sự thay đổi tiêu chuẩn, mức chi theo chế độ từng khoản chi của Nhà nước thì Chủ tịch UBND xã có thể điều chỉnh trên cơ sở kết luận của hội nghị cán bộ công chức.

9. Toàn bộ nguồn thu, nội dung chi thống nhất quản lý và hạch toán theo quy định của Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017 và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước. Thông tư 70/2019/ TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán và ngân sách xã.

Điều 4. Căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

1. Luật Ngân sách Nhà Nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiệu lực kể từ năm ngân sách 2017.

2 .Luật kế toán 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 có hiêụ lưc 01/01/2017 và Nghị định số 174/2016NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước; Thông tư 70/2019/ TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán và ngân sách xã;

3. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

4. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của chính phủ qui định chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

5. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thi đua, khen thưởng.

6. Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính Phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước và Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/5/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua KBNN.

7. Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn, tổ dân phố;

8. Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

9. Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

10. Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

11. Thông tư 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán và ngân sách xã

12. Thông tư số 10/2023/TT-BNV ngày 26/6/2023của Bộ Nội vụ, Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

13. Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc mức chi công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

14. Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

15. Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc mức chi tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và mức chi tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

16. Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

17. Nghị Quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang qui định về nguyên tắc, tiêu chí,định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương;

18. Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 quy định chức danh, kiêm nhiệm chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách, người trực tiếp tham gia hoạt động ở cấp xã, ở ấp, khu phố; mức khoán kinh phí đối với cá tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

19. Nghị Quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang sửa đổi bổ sung một số điều của NQ 24/2021/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí,định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương;

20. Nghị định và các Thông tư hướng dẫn, các Quyết định có liên quan về chế độ kế toán, lương, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng và khen thưởng.

21. Căn cứ Hướng dẫn số 338/HD-UBND ngày 07/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

22. Quyết định số 13199/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 của UBND huyện Cái Bè về việc giao số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã năm 2025.

23. Quyết định số 11935/QĐ-UBND ngày 19/12/2024 của UBND huyện Cái Bè về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025 cho các xã, thị trấn Cái Bè.

 

 

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1

NGUỒN THU VÀ NỘI DUNG CHI CỦA UBND XÃ

Điều 5. Nguồn thu ngân sách cấp tự chủ:

Nguồn kinh phí hoạt động được quản lý tập trung, tất cả các khoản kinh phí đều được hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán của cơ quan theo chế độ kế toán và thanh quyết toán với ngân sách theo chế độ tài chính hiện hành.

Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động (kinh phí tự chủ) của UBND xã Tân Hưng do UBND huyện Cái Bè giao trong dự toán năm 2024 (bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, kinh phí hoạt động…)

Điều 6. Nội dung chi:

Chi thường xuyên từ nguồn dự toán NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ và chi từ các khoản thu do Nhà nước quy định, khoản thu thỏa thuận, thu khác. các khoản chi từ các khoản thu khác được quy định mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ.

MỤC 2

CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN

Điều 7. Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và thu nhập tăng thêm:

1.Cơ sở xác định quỹ tiền lương và thu nhập của cán bộ công chức:

Bao gồm các văn bản có liên quan:

- Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Thông tư số 10/2023/TT-BNV ngày 26/06/2023 của Bộ Nội Vụ về việc hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

- Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 quy định chức danh, kiêm nhiệm chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách, người trực tiếp tham gia hoạt động ở cấp xã, ở ấp, khu phố; mức khoán kinh phí đối với cá tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Quyết định số 10817/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện Cái Bè về việc giao số lượng cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã năm 2024.

2. Xác định quỹ tiền lương theo công thức tính. Quỹ tiền lương = Lương tối thiểu x (1 + hệ số điều chỉnh tăng thêm MLTT) x hệ số lương bình quân……..

3. Tiền lương:

Thực hiện chi trả lương theo qui định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP. (Lương = hệ số lương x mức lương cơ sở).

4. Tiền công:

Hợp đồng lao động: Cán bộ hợp đồng lao động (ngoài biên chế) do Chủ tịch ký với người lao động theo yêu cầu từng công việc cụ thể.

5. Các khoản phụ cấp:

a. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Thực hiện theo quy định tại điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

b. Phụ cấp thâm niên vượt khung: Thực hiện theo quy định tại điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

c. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh: Thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

- Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.

- Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

d. Phụ cấp trách nhiệm: Thực hiện theo Thông tư 04/2018/TT-BNVngày 27/3/2018 quy định người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán tài chính ngân sách xã được hưởng phụ cấp 0,1.

 đ. Phụ cấp thâm niên chỉ huy trưởng quân sự: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật dân quân tự vệ về xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.

e. Phụ cấp thêm giờ: Căn cứ vào Điều 106 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH3 hiệu lực thi hành ngày 01/5/2013: Số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm.

f. Phụ cấp công vụ: theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Điều 8. Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

Trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

MỤC 3

CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNHNGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

Điều 9. Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, dụng cụ văn phòng:

Thực hiện theo quy định tại Công văn 4494/2017/HCSN-BTC ngày 4/4/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính Phủ triệt để tiết kiệm sử dụng văn phòng phẩm, tăng cường thực hiện nhận văn bản chỉ đạo qua mạng, công nghệ thông tin để hạn chế in, sao chụp giấy tờ không cần thiết, tận dụng giấy in hai mặt.

1.Chi mua VPP:

Chi mua tập, viết, bìa sơ mi, kim kẹp, giấy carô, mực dấu, tampon… cho cán bộ chuyên trách, công chức và không chuyên trách của xã.

* Định mức khoán văn phòng phẩm cho từng khối, ngành như sau:

          PHỤ LỤC I: BẢNG KHOÁN VĂN PHÒNG PHẤM

Số
TT

Nội dung

Số khoán/tháng

Cả năm

1

Bí thư - CT HĐND

200.000

2.400.000

2

Phó Bí thư

200.000

2.400.000

3

Chủ tịch UBND

200.000

2.400.000

4

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc

200.000

2.400.000

5

Bí thư Đoàn TN.CS.HCM

200.000

2.400.000

6

Chủ tịch Hội Phụ nữ

200.000

2.400.000

7

Chủ tịch Hội Nông dân

200.000

2.400.000

8

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

200.000

2.400.000

9

Phó Chủ tịch HĐND

200.000

2.400.000

10

Phó chủ tịch UBND

200.000

2.400.000

11

Phó chủ tịch UBND

200.000

2.400.000

12

CC Văn phòng - Thống kê

300.000

3.600.000

13

CC Văn phòng - Thống kê

200.000

2.400.000

14

CC Văn phòng - Thống kê

200.000

2.400.000

15

CC Tài chính - Kế toán

300.000

3.600.000

16

CC Tài chính - Kế toán

300.000

3.600.000

17

CC Tư pháp - Hộ tịch

300.000

3.600.000

18

CC Tư pháp - Hộ tịch

300.000

3.600.000

19

Địa chính - XD - NN – MT

300.000

3.600.000

20

Địa chính - XD - NN – MT

300.000

3.600.000

21

Trưởng ban Tổ chức

200.000

2.400.000

22

Trưởng ban Tuyên giáo

200.000

2.400.000

23

Văn phòng Đảng Ủy

300.000

3.600.000

24

Kiểm tra Đảng uỷ

200.000

2.400.000

25

CC Văn hoá - Xã hội (Kha)

300.000

3.600.000

26

CC Văn hoá - Xã hội

200.000

2.400.000

27

CC Văn hoá - Xã hội

200.000

2.400.000

28

Trưởng Quân Sự

200.000

2.400.000

29

Phó Quân Sự

200.000

2.400.000

30

Phó Quân Sự

200.000

2.400.000

31

PCT.Mặt trận tổ quốc

200.000

2.400.000

32

P.Bí thư Đoàn TN.CM

200.000

2.400.000

33

P.chủ tịch Hội Phụ nữ

200.000

2.400.000

34

P.chủ tịch Hội Nông dân

200.000

2.400.000

35

P.chủ tịch Hội CCB

200.000

2.400.000

36

CB Dân vận – Tôn giáo – Dân chủ

200.000

2.400.000

37

Đài truyền thanh

200.000

2.400.000

38

Văn thư – Lưu trữ - Thủ quỹ

300.000

3.600.000

TỔNG CỘNG

8.600.000

103.200.000

 

- Hàng quý từng khối, ngành, bộ phận chịu trách nhiệm mua VPP sử dụng. Kinh phí mua VPP của ngành nào thì hạch toán quyết toán vào kinh phí hoạt động của khối, ngành đó. Ngoài ra khối nhà nước, khối đảng được thanh toán mua giấy phục vụ photo, in ấn tài liệu.

- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản theo lương, theo hóa đơn mua giấy.

  2. Chi mua mực máy in, máy photo, và vật rẻ tiền mau hỏng.

  - Theo tình hình thực tế phát sinh có ký xác nhận công nợ đính kèm, được phê duyệt của lãnh đạo.

3. Chi mua công cụ, dụng cụ, vật dụng văn phòng, nhà ăn UBND xã, nhà vệ sinh:

Theo tình hình thực tế phát sinh có ký xác nhận công nợ đính kèm, được phê duyệt của lãnh đạo.

4. Chứng từ và quy trình thanh toán:

Thực hiện theo Thông tư 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán và ngân sách xã.

Các loại in ấn phẩm, vật tư khác khi mua phải lập dự trù kinh phí trình chủ tài khoản đồng ý mới được mua, mua phải có hóa đơn theo quy định.

Điều 10. Chi tiền điện, nước, nhiên liệu (gas nấu):

 - Theo tình hình thực tế phát sinh có ký xác nhận công nợ đính kèm, được phê duyệt của lãnh đạo.

- Chứng từ thanh toán hóa đơn theo quy định hiện hành.

 - UBND xã lập ủy quyền cho Kho bạc thanh toán trực tiếp.

Do nguồn kinh phí hạn chế. Vì vậy, tiết kiệm điện, nước là nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ, công chức trong cơ quan. Để thực hiện tiết kiệm điện, khi hết giờ làm việc, khi không có nhu cầu sử dụng điện thì các cá nhân phải có ý thức tắt điện. Phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, thông báo trên bảng thông tin của cơ quan để tránh lãng phí điện, nước.

Điều 11. Chi tiền điện thoại, báo, tiền internet:

- Hình thức thanh toán: UBND xã lập ủy quyền cho Kho bạc thanh toán trực tiếp.

- Sử dụng điện thoại trong cơ quan phải hết sức tiết kiệm, các cuộc gọi phải ngắn gọn, không sử dụng cho việc riêng.

Điều 12. Chi tổ chức hội nghị:

1. Mức chi hội nghị:

- Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 40/2017/TT-BTC

- Căn cứ theo Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Tiền Giang về việc Quy định chế độ công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Căn cứ tại điểm 2 Điều 2, Điều 4 của Nghị quyết, đơn vị UBND xã định mức chi hội nghị và mức chi như sau:

+ Chi hoạt động HĐND được áp dụng theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh Tiền Giang quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Mức chi hoạt động HĐND xã không quá 40% mức chi của HĐND tỉnh.

+ Chi tiền hội nghị sơ kết, tổng kết, họp mặt đại biểu không hưởng lương  mức chi tiền ăn là 100.000 đồng/người/ngày, cán bộ hưởng lương chi tiền nước 20.000đ/người/buổi.

+ Chi học Nghị quyết mức chi: 20.000 đ/người/buổi áp dụng cho tất cả Đảng viên.

+ Chi họp triển khai các chương trình luật, các chuyên đề, chi nước uống 20.000đ/ người/ buổi.

+ Riêng chi cho đại hội hết nhiệm kỳ của Đảng bộ; các chi bộ trực thuộc hoặc Đại hội của các ngành đoàn thể thực hiện theo hướng dẫn của ngành cấp trên (nếu có).

2. Chứng từ thanh toán

- Đối với chi tiền ăn chứng từ thanh toán là danh sách ký nhận.

- Đối với chi tiền nước uống chứng từ thanh toán là hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành.

- Đối với chi tiền băng roll chứng từ thanh toán là hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành.

- Khi thanh toán phải lập bảng đề nghị thanh toán, biên bản cuộc họp, danh sách đại biểu dự hội nghị, đúng thành phần. Các cá nhân tự chịu trách nhiệm về việc kê khai.

- Hóa đơn, chứng từ hợp pháp và bảng kê thanh toán đối với các khoản chi bằng tiền cho người tham dự hội nghị theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 40/2017/TT-BTC.

- Các ngành ứng kinh phí để tổ chức hội nghị phải có xác nhận của lãnh đạo ngành.

3. Thời gian thanh toán:

Các ngành tạm ứng kinh phí để tổ chức hội nghị trong 03 ngày phải thanh toán tạm ứng với Tài chính xã, nếu quá thời gian quy định mà ngành tổ chức hội nghị chưa thanh toán. Tài chính xã tạm ngưng cấp kinh phí của ngành đó, chứng từ quyết toán về trên không kịp thời, Kho bạc không cấp kinh phí cho đơn vị hoạt động thì ngành đó phải chịu trách nhiệm trước UBND xã.

Điều 13. Chi công tác phí:

Thực hiện Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 HĐND tỉnh Tiền Giang về việc Quy định chế độ công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

a. Chi tiền công tác phí:

- Công chức xã đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng trong địa bàn xã, huyện được khoán chi tiền phụ cấp lưu trú áp dụng tại mục 4, điểm a, khoản 2, điều 3 Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Tiền Giang với định mức như sau:

STT

Chức danh

Mức khoán (đồng/tháng)

Cả năm

A

Cán bộ chuyên trách, công chức

 

5.800.000

 

69.600.000

1

Bí thư Đảng uỷ

400.000

4.800.000

2

Phó BT Đảng ủy

300.000

3.600.000

3

CT UBND xã

500.000

6.000.000

4

PCT UBND xã

300.000

3.600.000

5

PCT UBND xã

300.000

3.600.000

6

PCT HĐND xã

200.000

2.400.000

7

CT MTTQ xã

200.000

2.400.000

8

Bí thư ĐTN xã

200.000

2.400.000

9

CT HPN xã

200.000

2.400.000

10

CT HND Xã

200.000

2.400.000

11

CT HCCB xã

200.000

2.400.000

12

CC VP – TK

200.000

2.400.000

13

CC VP - TK

200.000

2.400.000

14

CC VP - TK

200.000

2.400.000

15

CC ĐC-XD-MT

200.000

2.400.000

16

CC ĐC-XD-MT

200.000

2.400.000

17

CC TP - HT

200.000

2.400.000

18

CC TP - HT

200.000

2.400.000

19

CC VH – XH

200.000

2.400.000

20

CC VH – XH

200.000

2.400.000

21

CC VH - XH

200.000

2.400.000

22

CC TC - KT

300.000

3.600.000

23

CC TC - KT

300.000

3.600.000

24

CHT Quân sự

200.000

2.400.000

 

Tổng cộng

5.800.000

69.600.000

 

- Hình thức thanh toán: chuyển khoản theo lương.

- Cán bộ chuyên trách, công chức đi công tác trên địa bàn ngoài huyện thì được thanh toán tiền bằng 0,2 lít xăng x km thực tế x giá xăng thời điểm tại thời điểm đi công tác. Các cá nhân tự chịu trách nhiệm về việc kê khai.

- Cán bộ chuyên trách, công chức xã đi công tác ngoài tỉnh Tiền Giang thì được thanh toán tiền: 0,2 lít xăng x km thực tế x giá xăng thời điểm đi công tác. Các cá nhân tự chịu trách nhiệm về việc kê khai.

Ngoài ra cán bộ chuyên trách, công chức xã khi đi công tác phải đóng dấu công tác, thanh toán theo thực tế số lần đi công tác và được lãnh đạo đơn vị phê duyệt (không áp dụng đối với cán bộ chuyên trách, công chức được khoán công tác phí đi công tác trong địa bàn huyện). Tiền thanh toán phụ cấp lưu trú được chuyển vào tài khoản cá nhân. Các cá nhân tự chịu trách nhiệm về việc kê khai.

-  Kinh phí của khối, ngành, đoàn thể nào thì quyết toán vào ngành đó.

- Những trường hợp sau không được chi tiền công tác phí:

+ Cán bộ, công chức được cử đi học, đi công tác từ 30 ngày trở lên.

+ Cán bộ, công chức nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ thai sản, ốm đau nhiều ngày, nghỉ không hưởng lương.

b) Chứng từ thanh toán công tác phí :

Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 của Thông tư số 40/2017/TT-BTC và mẫu quy định theo Điều 16 của Luật kế toán năm 2015 cụ thể như sau:

- Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác mỗi lần đi là 01 giấy (có xác nhận lãnh đạo UBND xã và tài chính), kèm theo thơ mời hội họp.

- Văn bản, thơ mời, thông báo, kế hoạch hoặc được lãnh đạo đơn vị phê duyệt đi công tác, văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

Điều 14. Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn:

Thực hiện theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 19/4/2019 của HĐND tỉnh Tiền Giang và Hướng dẫn số 338/HD-UBND ngày 07/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

 1. Cán bộ chuyên trách, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, ấp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong huyện:

- Chi hỗ trợ một phần tiền ăn 40.000đ/ ngày/ người.

2. Cán bộ chuyên trách, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngoài huyện và trong tỉnh:

- Chi hỗ trợ một phần tiền ăn 40.000đ/ ngày/ người.

- Chi hỗ trợ chi phí tiền xăng xe lượt đi và về trong một đợt tập huấn, mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi tập huấn (đi cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên).

3. Cán bộ chuyên trách, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngoài tỉnh:

- Chi hỗ trợ một phần tiền ăn 80.000đ/ ngày/ người.

- Chi hỗ trợ chi phí tiền xăng xe lượt đi lượt về trong một đợt tập huấn tính theo km: 01km = 0,2 lít xăng và giá xăng tính tại thời điểm đi công tác (từ 15km trở lên).

Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến:

Trong trường hợp cán bộ, công chức được cử đi công tác mà  cơ  quan nơi đến không bố trí được chỗ nghỉ thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt nhưng không vượt mức chi theo điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, hoặc khoán tiền thuê phòng nghĩ 300.000 đồng/ngày.

4. Chứng từ thanh toán:

- Thông báo, Quyết định, Thơ mời,.. tập huấn, bồi dưỡng.

- Giấy xác nhận có đóng dấu của cơ quan nơi đến tập huấn.

Điều 15. Chi phí thuê mướn:

- Hợp đồng giao khoán tạp vụ và các thuê mướn việc khác (không tham gia đóng BHXH – BHYT cho người lao động) căn cứ nhu cầu phát sinh. Chủ tịch UBND xã ký hợp đồng giao khoán với người lao động theo yêu cầu của từng công việc cụ thể, hoặc thuê ngoài.

- Chứng từ thanh toán là Hợp đồng giao khoán, thanh lý hợp đồng, bảng thuê ngoài, bảng chấm công ngày làm và bảng đề nghị thanh toán.

Điều 16. Chi sửa chữa máy móc, thiết bị, máy vi tính, máy in, …

Định mức: 1.500.000 đ/ tháng x 12 tháng = 18.000.000 đồng.

Bao gồm các khoản chi như mua nguyên vật liệu, mua thiết bị phụ tùng thay thế, thuê phương tiện máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và chi phí bằng tiền để sửa chữa thường xuyên máy in, máy vi tính các phòng ban từ kinh phí thường xuyên.

Chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành

Điều 17.Chi nghiệp vụ chuyên môn.

Các ban ngành đoàn thể làm giấy đề xuất mua sắm. Kế toán xem xét nguồn kinh phí. Chủ tịch duyệt mua dựa trên kinh phí hiện có của đơn vị và những hàng hóa mua phải thật sự cần thiết.

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Chi mua sách, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, chi tiền in ấn tài liệu tham khảo, biểu mẫu hộ tịch, biên lai thu tiền, mực máy in, photo…chứng từ kế toán theo quy định tại Thông tư 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019.

Điều 18. Chi tiếp khách:

Áp dụng theo Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về quy định mức chi tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và mức chi tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh  Tiền Giang.

- Đối với chi giải khát, mức chi: 30.000đồng/ người/ buổi.

- Trường hợp xét thấy cần thiết thì tổ chức mời cơm khách, mức chi tiếp khách: 300.000 đồng/ người/ suất (đã bao gồm đồ uống) và tùy theo trường hợp do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Quy định đối tượng khách được tiếp là các cơ quan, cán bộ đến làm việc tại đơn vị mình, có thông báo bằng văn bản như: Kế hoạch thông báo, biên bản làm việc,… để có cơ sở lập dự trù kinh phí, nội dung tiếp khách.

- Thành phần được tiếp khách: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã; trưởng các ngành, đoàn thể, công chức và cán bộ không chuyên trách các xã, các nhà tài trợ, các mạnh thường quân và cùng các thành viên trong đoàn (nếu có).

- Chứng từ thanh toán hóa đơn theo quy định.

Điều 19. Các khoản chi khác:

- Các khoản chi khác chi theo thực tế do Chủ tịch UBND xã quyết định nhưng phải tiết kiệm, không lãng phí.

Điều 20. Về phân phối kinh phí tiết kiệm:

Kinh phí tiết kiệm được phân phối như sau:

- Chi trả thu nhập tăng thêm: 80 % số tiết kiệm.

- Chi khen thưởng: 10% số tiết kiệm

- Chi phúc lợi tập thể: 10% số tiết kiệm.

Điều 21. Về chi trả thu nhập tăng thêm:

1.Cách xác định nguồn chi thu nhập tăng thêm:

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động. Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức:

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Trong đó:

QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;

Lmin: Là mức lương cơ sở hiện hành do nhà nước quy định;

K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);

K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;

L: Là số biên chế được giao

Thu nhập tăng thêm của từng cán bộ công chức :

Thực hiện theo điểm a, khoản 8, điều 3 của Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 về Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, mức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức không quá 1,0 lần so với mức tiền lương, ngạch bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

  1. Trả thu nhập tăng thêm:

Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi, đơn vị quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người, theo kết quả bình xét cuối năm để làm cơ sở chi trả thu nhập tăng thêm (đối tượng được chi thu nhập tăng thêm như Điều 9 quy chế này). Mức chi trả cụ thể như sau;

- Cán bộ xếp loại A : Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hệ số 1,0

- Cán bộ xếp loại B : Hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hệ số 0,9

- Cán bộ xếp loại C : Hoàn thành nhiệm vụ. Hệ số 0,7

- Cán bộ xếp loại D: Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Hệ số bằng 50% mức xếp loại của cán bộ loại C.

 - Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ: không chi thu nhập tăng thêm

Thu nhập tăng thêm được chia theo hệ số chi thu nhập tăng thêm tương ứng của từng loại được tính như sau:

Tổng hệ số để chi            Tổng số lao động

      TNTT                =     tương ứng theo        x    Hệ số hưởng tương ứng

                                       từng loại bình xét              từng loại bình xét

Số tiền TNTT bình              Tổng quỹ tiền

 quân theo hệ số      =       lương tăng thêm     /  Tổng hệ số để chi TNTT                                     

 

Số tiền TNTT từng         Số tiền TNTT bình             Tổng hệ số để chi TNTT

người được hưởng     =      quân theo hệ số    x     của từng loại bình xét  

Cuối năm sau khi đối chiếu với Kho Bạc nhà nước về số dư dự toán, xác định số kinh phí tiết kiệm mới chi thu nhập tăng thêm cho CBCC. 

Điều 22. Chi khen thưởng hàng năm:

- Chi khen thưởng hàng năm theo cách tính tăng thu nhập và không xét chi khen thưởng đối với cán bộ bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Điều 23. Chi phúc lợi:

a). Nội dung chi và mức chi như sau:

- Chi tiền trà, nước uống định mức 1.000.000 đ/ tháng x 12 tháng = 12.000.000 đồng.

- Viếng đám tang người thân của cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ KCT (vợ, chồng, con, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng của cán bộ, công chức): 2.000.000 đồng (gồm tiền mặt và tràng hoa tươi), hoặc tiền mặt.

 - Cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách xã từ trần: 2.000.000 đồng/ xuất (gồm tiền mặt và tràng hoa tươi), hoặc cúng tiền mặt.

- Thăm cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ KCT bị bệnh, bị thiên tai, bị tai nạn phải nằm viện điều trị: 500.000 đồng/ xuất.

- Thăm người thân cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ KCT (cha, mẹ, vợ, hoặc chồng và con): 500.000 đồng/ trường hợp.

- Chi tặng quà CBCC nhân dịp lễ, tết (mua quà hoặc chi tiền mặt) tùy theo thực tế nguồn kinh phí quỹ phúc lợi của xã.

- Chi trang phục cho cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ KCT 500.000đ/ người/ năm.

b) Nguồn kinh phí: Chi từ quỹ phúc lợi tập thể.

Điều 24. Chứng từ thanh toán:

1.Đối với các khoản chi thu nhập tăng thêm; tiền thưởng năm; và các khoản chi phúc lợi: chứng từ thanh toán là danh sách chi tiền có phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.

2. Đối với chi mua văn phòng phẩm: Chứng từ thanh toán hóa đơn theo quy định hiện hành.

3. Đối với khoản chi công tác phí: Chứng từ thanh toán là Giấy đi đường có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan nơi đi và nơi đến.

4. Đối với chi tiền điện thoại: Chứng từ thánh toán là hóa đơn hợp pháp, hợp lệ của Trung tâm Viễn thông và Công ty điện báo, điện thoại.

5. Đối với khoản chi hội nghị: Chi tiền ăn chứng từ thanh toán là danh sách ký nhận của đại biểu thực dự và có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị, bảng kê đề nghị thanh toán, biên bản cuộc họp (photo). Chi tiền nước chứng từ thanh toán hóa đơn theo quy định, danh sách đại biểu tham dự, đúng thành phần, biên bản cuộc hợp.giấy đề nghị thanh toán.

6. Đối với khoản chi tiếp khách: Chứng từ thanh toán là hóa đơn hợp pháp hợp lệ theo quy định hiện hành. Biên bản cuộc họp, kế hoạch, thông báo.

7. Dự toán giao cho các ngành phải có trách nhiệm phân khai và được điều hòa dự toán thực tế phát sinh (trừ khoản chi con người). Kinh phí phát sinh trong kỳ, bộ phận hoặc người sử dụng ngân sách phải thanh, quyết toán chi NSNN trong thời gian nhất định.

8. Vào thời điểm cuối năm kế toán chỉ cung cấp số tồn quỹ của từng ngành, không cung cấp chứng từ chi, các ngành phải tự theo dõi nội dung chi của ngành mình nếu số chi không khớp có yêu cầu ngành kế toán cung cấp thì phải gửi bằng văn bản và được sự phê duyệt của lãnh đạo, ngành kế toán sẽ có văn bản trả lời trong thời gian 5 ngày.

9. Các chứng từ chi khi thanh toán, quyết toán không ký nhái, ký thay, nội dung ghi rõ ràng đúng nội dung, trung thực, chứng từ thanh toán phát sinh của các khối, ngành, đoàn thể, cá nhân nào thì cá nhân của các khối, ngành, đoàn thể đó, tự chịu trách nhiệm về sự chính sát của nội dung chứng từ chi của mình khi có đoàn Sở, Phòng, cơ quan Thanh tra, cơ quan kiểm toán, kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.

10. Các khoản chi trên theo định mức của quy chế này phải có tiết kiệm, không chi vượt và phải phấn đấu thu ngân sách năm 2024 đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Điều 25. Thời hạn thanh toán:

- Chứng từ phát sinh trong tháng, khi kết thúc công việc phải thanh toán trong thời gian không quá 10 ngày. Chứng từ quá 30 ngày (kể từ ngày kết thúc công việc) sẽ từ chối thanh toán, ngành nào chậm trể thanh toán tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Đối với tạm ứng chi công việc với số tiền trên 1.000.000 đồng phải lập dự trù kinh phí trước 10 ngày và được sự chấp thuận của lãnh đạo.

Điều 26. Quy định việc xử lý vi phạm và giải quyết các trường hợp đặc biệt khi sử dụng vượt mức khoán.

- Các trường hợp vượt mức khoán, vi phạm quy chế chi tiêu nội bộ tùy theo tính chất, mức độ phải do thủ trưởng đơn vị quyết định nhưng tổng số không vượt quá mức giao khoán của cấp trên phân bổ.

- Trường hợp thấp hơn mức khoán: Đối với các ngành thực hiện tự chủ sẽ tổng hợp chung chi thu nhập tăng thêm cho các bộ, công chức. Đối với kinh phí không thực hiện tự chủ sẽ đưa vào kết dư ngân sách năm sau.

Điều 27. Thực hiện công khai tài chính.

Công khai niêm yết và ở Hội nghị cán bộ công chức hàng năm về báo cáo tình hình sử dụng kinh phí hàng năm theo quy định.

Bộ phận kế toán đơn vị trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ.

1. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao.

2. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao.

3. Tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong cơ quan, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước.

4. Đánh giá tình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại cơ quan theo quy định của pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiếtkiệm chống lãng phí của cơ quan.

5. Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ khác của cơ quan.

6. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại cơ quan;

7. Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện chế độ tự chủ của đơn vị mình.

Điều 29. Trách nhiệm các đoàn thể, CB, CC, NLĐ thuộc UBND xã.

1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Chấp hành quyết định của cấp trên.

5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao cụ thể:

- Khi ra khỏi phòng làm việc nhớ kiểm tra tắt các thiết bị sử dụng điện.

- Hạn chế sử dụng thiết bị điện có mức tiêu thụ điện năng lớn vào giờ cao điểm.

- Thường xuyên kiểm tra đồng hồ điện, nước khi phát hiện bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác thông báo ngay cho Công ty điện lực, Công ty cấp nước để phân định trách nhiệm.

Điều 30. Quy định điều khoản thi hành:

1. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý.

2. Quy chế chi tiêu nội bộ này được thống nhất với công đoàn cơ sở và thảo luận rộng rãi công khai tại Hội nghị cán bộ công chức trước khi ban hành.

3.Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định ban hành và được áp dụng trong niên độ ngân sách năm 2024, mọi quy định trước đây của UBND xã trái với quy chế chi tiêu nội bộ này đều được bãi bỏ.

4.Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần phải bổ sung, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ thì kiến nghị lãnh đạo UBND xã xem xét, quyết định đưa ra tập thể cơ quan lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

5.Tài chính kế toán có nhiệm vụ theo dõi, lập báo cáo định kỳ hàng quí để tham mưu cho lãnh đạo UBND xã trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính theo đúng qui định tài chính hiện hành và qui định của qui chế này.

6. Quy chế này gồm 03 Chương 30 Điều, tất cả cán bộ, công chức, NLĐ phải thực hiện nghiêm túc quy chế này.

7. Quy chế này được gửi tới Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước nơi UBND xã mở tài khoản./.

Quy chế Quản lý, sủ dụng tài sản công Quy chế Quản lý, sủ dụng tài sản công

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN HƯNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng ngày 11 tháng 02 năm 2025)

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Căn cứ xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản công

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 06 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;

Căn cứ Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018;

Căn cứ Nghị định 114/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/20217của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại nghị định số 167/2017/NĐ ngày 31/12/2017 của chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2024/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, ban hành quy định về thẩm quyền quyết định việc quản lý sử dụng tài sản công và mua sắm hành hóa, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Tất cả các cán bộ, công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy chế này.

Điều 3. Nguồn hình thành tài sản công

Tài sản công quy định trong Quy chế này là tài sản do Nhà nước giao cho đơn vị quản lý sử dụng, do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác bao gồm:

a) Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao;

b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;

c) Tài sản được hình thành từ thuê tài sản;

d) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản công

1. Không vượt quá tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2. Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng.

3. Phải bảo đảm cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong cơ quan.

5. Sau khi ban hành phải được công khai tại cơ quan theo qui định.

Điều 5. Nguyên tắc quản lý sử dụng tài sản công:

1. Tài sản công tại Ủy ban nhân dân xã đều phải được giao cho các ban ngành, đoàn thể hoặc cán bộ, công chức quản lý sử dụng.

2. Tài sản công tại Ủy ban nhân dân xã được quản lý thống nhất, có sự phân công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa các ban ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức được giao trực tiếp sử dụng tài sản.

3. Tài sản công phải được đầu tư, trang bị, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ bảo đảm công bằng, hiệu quả và tiết kiệm; được bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ theo chế độ quy định.

4. Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

6. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

7. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

8. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC

Điều 6. Đối tượng sử dụng diện tích làm việc:

1. Thủ trưởng, lãnh đạo trong Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng

2. Các ban ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng

3. Các bộ phận quản lý tài sản trong Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng

Điều 7. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc

Căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước và điều kiện về diện tích làm việc thực tế của Ủy ban để quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc.

Điều 8. Bố trí sắp xếp nơi làm việc

Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc tại Ủy ban, chức năng, nhiệm vụ, số lượng cán bộ, công chức tại đơn vị để bố trí, sắp xếp nơi làm việc cho các cán bộ, công chức trong Ủy ban xã.

Điều 9. Yêu cầu về sử dụng trụ sở làm việc

Phần sử dụng chung trong trụ sở đơn vị là phần được dùng cho các cán bộ, công chức trong Ủy ban cùng sử dụng, bao gồm phòng họp, hội trường, hành lang, cầu thang bộ, các khu vệ sinh chung, nhà để xe, sân, các hệ thống cấp điện, cấp nước sạch, thoát nước, thông tin liên lạc.

Các bộ phận và cá nhân có quyền bình đẳng trong việc sử dụng phần sử dụng chung và có nghĩa vụ chấp hành các quy định tại quy chế này về quản lý, sử dụng phần sử dụng chung:

a) Giữ gìn các khu vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí. Không đổ rác sinh hoạt và các loại rác khác vào các chậu rửa, bồn vệ sinh.

b) Nhà để xe của Ủy ban được dùng để xe máy, xe đạp cho cán bộ, công chức.

Phần sử dụng riêng của các phòng, ban trong Ủy ban là phần diện tích và các thiết bị kỹ thuật kèm theo (phòng làm việc, phòng kho, đèn chiếu sáng, điện thoại cố định, máy điều hòa nhiệt độ,…)  được giao cho từng phòng, ban trực tiếp quản lý và sử dụng.

 c) Các phòng phải được bố trí hợp lý, gọn gàng, thuận lợi cho các thành viên trong phòng làm việc và đảm bảo các điều kiện về chiếu sáng, điều tiết không khí, đường truyền tín hiệu điện thoại, internet theo đúng các quy định của nhà nước và của Ủy ban.

Cán bộ, công chức và người lao động tại các phòng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về giữ gìn vệ sinh chung, đảm bảo cảnh quan môi trường và văn minh văn hóa nơi công sở.

Thực hiện trực nhật thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, tất cả các loại rác thải đều phải bỏ vào thùng rác. Không khạc nhổ, vứt rác, mẫu thuốc lá bừa bãi.

d)  Không hút thuốc lá trong cơ quan, phòng làm việc, phòng họp và các địa điểm dễ gây ra cháy nổ. Giữ gìn vệ sinh chung các phòng vệ sinh không đổ, hoặc bỏ bất cứ vật gì vào trong các thiết bị vệ sinh gây tắc đường ống nước thải.

e)  Hết giờ làm việc cán bộ, công chức và người lao động của từng phòng phải đóng kín tất cả các loại cửa ra vào, cửa sổ để bảo vệ tài sản trong các phòng làm việc.

f) Không sử dụng các thiết bị đun, nấu cá nhân trong phòng làm việc; không đem các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường vào phòng làm việc.

g) Không bật máy điều hòa nhiệt độ khi nhiệt độ ngoài trời dưới 260C, hạn chế mở cửa phòng, cửa sổ khi đang sử dụng máy điều hòa.

Điều 10. Bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở làm việc

Bộ phận quản lý tài sản thực hiện việc sửa chữa và định kỳ bảo dưỡng trụ sở cơ quan theo chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định nếu sửa chữa nhỏ.

Các ban ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức trong Ủy ban có trách nhiệm thông báo kịp thời các hư hỏng với Bộ phận tài chính để sửa chữa, không tự ý và gọi người ngoài vào bảo dưỡng, sửa chữa và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa đối với phần sử dụng riêng của mình.

Không làm sai lệch thiết kế, hiện trạng trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa của đơn vị.

Mục 2

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ

Điều 11. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc

1. Căn cứ vào các quy định của nhà nước, tình hình thực tế của đơn vị, khả năng của ngân sách nhà nước để xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa

2. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của đơn vị thực hiện theo quy định tại phục lục đính kèm quy chế này.

3. Tiêu chuẩn này được công khai đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị biết và thực hiện.

Điều 12. Trang bị, mua sắm trang thiết bị

Việc trang bị mua sắm tài sản công phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp tiêu chuẩn, định mức, phù hợp nguồn kinh phí được phép sử dụng, đúng đối tượng, phục vụ hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan, công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định.

 1. Lập kế hoạch trang bị, mua sắm tài sản công:

- Quý III hàng năm, Văn phòng xây dựng kế hoạch mua sắm trang bị tài sản công của năm tiếp theo, phù hợp với thực tế hiện trạng tài sản đang sử dụng, nhu cầu mua sắm mới phát sinh được tổng hợp từ nhu cầu thực tế của các phòng, các cán bộ, công chức và khả năng cân đối của nguồn kinh phí được giao; dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch trong từng quý của năm; bảo đảm thực hiện đúng theo quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của đơn vị và Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

2. Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, trang bị tài sản công

Thực hiện mua sắm, trang bị tài sản phải đúng tiêu chuẩn, định mức, có trong dự toán; tuân thủ phương thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan, công khai, minh bạch và đúng chế độ quy định và được Lãnh đạo cơ quan phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm tài sản phương tiện làm việc trong cơ quan Nhà nước.

Mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/đơn vị tài sản hoặc dự toán mua sắm có giá trị dưới 100 triệu đồng cho một gói mua sắm thì Văn phòng thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương IV của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

 Mua sắm các loại tài sản có giá trị trên 100 triệu đồng/lần mua sắm thì tổ chức đấu thầu theo đúng quy định.

Điều 13. Tiếp nhận trang thiết bị

1. Các trường hợp tiếp nhận trang thiết bị:

- Trang thiết bị nhà nước cấp.

- Do các tổ chức và cá nhân tài trợ, cho, tặng.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Văn phòng là bộ phận chịu trách nhiệm chủ trì trong công tác tiếp nhận trang thiết bị.

2. Việc bàn giao trang thiết bị trong quá trình tiếp nhận phải được thể hiện bằng biên bản và có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền giao tài sản công cho đơn vị.

3. Không tiếp nhận các trang thiết bị hết thời gian sử dụng, bị hư hỏng, không sử dụng được; không phù hợp với tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị của Ủy ban.

Điều 14. Quản lý sử dụng tài sản công

1. Nguyên tắc quản lý sử dụng tài sản: Tất cả tài sản nhà nước giao cho Ủy ban quản lý, sử dụng đều phải mở sổ sách, lập hồ sơ tài sản để theo dõi tài sản theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công và chế độ kế toán thống kê hiện hành.

2. Đăng ký quyền quản lý sử dụng tài sản: Đối với tài sản thuộc đối tượng phải đăng ký quyền quản lý sử dụng tài sản gồm quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc và tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản thì Ủy ban (công chức địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng-Môi trường) phải làm thủ tục đăng ký quyền quản lý sử dụng với cơ quan có liên quan theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ; Thông tư số 144/2017/TT/BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính.

3. Mở sổ sách theo dõi tài sản:

 Áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.

Điều 15. Hạch toán tài sản, trang thiết bị

Tài sản công phải được Ủy ban hạch toán kịp thời, đầy đủ cả về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về kế toán, tài sản công, thống kê và phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định hàng năm theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 16. Kiểm kê, báo cáo tài sản công

1. Kiểm kê

a) Việc kiểm kê trang thiết bị được thực hiện theo quy định của nhà nước hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Thành phần kiểm kê gồm: Lãnh đạo UBND xã, Bộ phận tài chính, Ban Thanh tra nhân dân, đại diện Công đoàn cơ sở, CC. Văn phòng – Thống kê, CC. ĐC-NN-XD-MT.

b) Bộ phận tài chính thông báo kế hoạch kiểm kê trang thiết bị đến các đơn vị ít nhất 10 ngày trước khi tiến hành kiểm kê.

c) Các ban ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức có trách nhiệm tham gia kiểm kê trang thiết bị và tạo điều kiện cho việc kiểm kê được thực hiện đúng kế hoạch.

2. Báo cáo tài sản công

Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện báo cáo đối với tài sản công được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quy định tại Điều 125 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

3. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công

Hàng năm, Ủy ban thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của năm trước đối với các tài sản quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công hằng năm: Ủy ban lập báo cáo gửi Phòng tài chính kế hoạch  trước ngày 31 tháng 01 theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

Nội dung báo cáo của Ủy ban thực hiện theo quy định tại Điều 131 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

Điều 17. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công, trang thiết bị

1. Các cán bộ, công chức khi phát hiện trang thiết bị hư hỏng có trách nhiệm báo bộ phận tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền (Lãnh đạo) xem xét, quyết định sửa chữa tài sản, trang thiết bị.

2. Bộ phận tài chính thực hiện tổ chức sửa chữa và định kỳ bảo dưỡng trang thiết bị trong đơn vị theo chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 1, Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

3. Trình tự, thủ tục phải thực hiện, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc sửa chữa trang thiết bị.

Điều 18. Thu hồi trang thiết bị làm việc trong đơn vị

1. Các trường hợp thu hồi trang thiết bị làm việc như sau:

a) Sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng.

b) Nghỉ hưu, chuyển công tác.

2. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền thu hồi trang thiết bị làm việc được thực hiện theo các bước sau:

a) Các bộ phận khi phát hiện các trang thiết bị thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 03 ngày phải lập danh mục và báo cáo thủ trưởng xem xét.

b) Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền kế toán có trách nhiệm tổ chức thu hồi; bảo quản tài sản.

Điều 19. Điều chuyển tài sản công và trang thiết bị

          1. Tài sản Ủy ban được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:

          a) Điều chuyển giữa các cán bộ, công chức trong ngành từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định

b) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;

d) Cán bộ, công chức được giao tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

          2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản:

- Trình tự, thủ tục điều chuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

          - Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 20. Thanh lý tài sản công và trang thiết bị

1. Tài sản, trang thiết bị được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

a) Tài sản, trang thiết bị hết hạn sử dụng và không còn sử dụng được.

b) Tài sản, trang thiết bị bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả.

c) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục thanh lý thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ

3. Thẩm quyền quyết định thanh lý các loại tài sản cơ quan khi bị hư hỏng, hoặc hết thời gian sử dụng hoặc không còn sử dụng được quy định tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Sau khi có chủ trương thanh lý tài sản, Ủy ban thành lập Hội đồng thanh lý, thành phần Hội đồng theo quy định tại Điều 18 của Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính.

          Điều 21. Bán tài sản công tại cơ quan

1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:

a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán.

b) Ủy ban không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;

c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;

d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán.

2. Trình tự, thủ tục bán tài sản công theo thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ

          3.Thẩm quyền quyết định bán tài sản theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Điều 22. Kê khai, công khai việc quản lý, sử dụng tài sản công

1. Tài sản công phải kê khai, công khai việc quản lý, sử dụng gồm: trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải và các tài sản cố định khác.

2. Ủy ban thực hiện công khai việc mua sắm, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thông qua các hình thức sau đây:

a) Công bố trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Hội nghị cán bộ công chức.

b) Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan.

c) Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

MỤC 3

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN KHÁC

Điều 23. Quản lý và sử dụng các loại phương tiện làm việc

1. Các cán bộ, công chức sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm theo dõi quản lý, sử dụng tài sản công của mình.

2. Bộ phận tài chính thực hiện giao định mức khoán sử dụng văn phòng phẩm thường xuyên cho các cán bộ, công chức mức khoán cụ thể theo quy chế chi tiêu nội bộ của Ủy ban.

3. Máy photocopy của cơ quan do cán bộ văn thư lưu trữ trực tiếp quản lý và sử dụng, cán bộ, công chức không được tự ý thao tác sử dụng máy, trừ trường hợp do yêu cầu công việc, thủ trưởng giao nhiệm vụ cho người biết vận hành máy thực hiện. Nghiêm cấm việc sử dụng giấy và mực của cơ quan để photo tài liệu riêng.

4. Cán bộ, công chức được giao quản lý sử dụng các trang thiết bị và phương tiện làm việc, các loại tài sản khác phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, đảm bảo sử dụng tài sản lâu bền, tiết kiệm, có hiệu quả và đúng mục đích.

Điều 24. Quản lý và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý 

1. Bộ phận tài chính phối hợp với văn phòng, khai thác mạng LAN của cơ quan đúng quy định, đảm bảo việc sử dụng trao đổi thông tin thuận tiện, nhanh chóng. Cán bộ, công chức mỗi ngày phải truy cập vào mạng nội bộ ít nhất 02 lần để nhận thông tin và xử lý công việc thường xuyên theo chỉ đạo của Thủ trưởng.

 Không được sử dụng máy vi tính đã kết nối mạng Internet để đánh máy, in, sao và lưu văn bản thuộc loại tài liệu mật được quy định tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 21/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ bí mật trong tình hình mới. Nghiêm cấm sử dụng thiết bị tin học vào việc riêng.

2. Quản lý và sửa chữa các thiết bị tin học bị hư hỏng thực hiện theo các bước:

- Các cán bộ, công chức có thiết bị tin học bị hư hỏng làm giấy báo tình hình hư hỏng và thông báo cho bộ phận tài chính, có ý kiến đề xuất, sau đó đề nghị sửa chữa gửi bộ phận tài chính để trình Lãnh đạo cơ quan xem xét duyệt chấp thuận.

- Riêng đối với các thiết bị tin học đang trong thời gian bảo hành nếu phát sinh hư hỏng các cán bộ, công chức báo cho kế toán để yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành đã cam kết.

Điều 25. Quản lý và sử dụng điện thoại

- Điện thoại cố định được lắp cố định tại bàn làm việc của cán bộ tiếp công dân để quan hệ công tác.

- Nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại tại công sở vào việc riêng.

Điều 26. Quản lý và sử dụng điện

1. Cán bộ, công chức phải thực hiện đúng các quy định về quản lý và sử dụng điện.

- Không tự ý đấu nối làm thay đổi hệ thống điện của Ủy ban. Mọi nhu cầu cần sửa chữa về điện hoặc khi sử dụng hệ thống điện có sự cố chập cháy mất điện, phải cắt điện ngay không tự ý sửa chữa, kịp thời báo cho thủ trưởng để cử người kiểm tra sửa chữa.

- Phải tắt đèn điện khi trong phòng không có người làm việc, hết giờ làm việc trước khi ra về phải tắt đèn điện và tắt nguồn điện vào tất cả các loại thiết bị tiêu thụ điện có trong phòng làm việc.

2. Bộ phận tài chính và các cán bộ, công chức sử dụng điện thường xuyên thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống điện để tránh sự cố gây cháy nổ do điện gây ra.

3. Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị điện phục vụ việc riêng.

Điều 27. Quản lý sử dụng nước

Cán bộ, công chức khi có nhu cầu sử dụng nước phải tiết kiệm, khi sử dụng xong phải đóng kín các vòi, van nước. Trường hợp khi phát hiện vòi, van hoặc đường ống nước bị hỏng hoặc rò rỉ phải báo về bộ phận tài chính để kịp thời sửa chữa.

Điều 28. Quản lý, sử dụng các thiết bị phòng cháy, chữa cháy

Giao từng cán bộ công chức phải thường xuyên kiểm tra khi có sự cố cháy, nổ, phải xử lý tình huống ngay theo quy trình tập huấn và thông báo khẩn cấp (nếu không xử lý được) đến cảnh sát PCCC phối hợp xử lý.

 

Chương III

XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 29. Xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công

- Cán bộ, công chức vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công, tùy theo mức độ cụ thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ Luật lao động và Luật Cán bộ công chức.

- Hình thức xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công:

+ Nhắc nhở

+ Cảnh cáo

+ Xử lý trách nhiệm vật chất

Điều 30. Xử lý trách nhiệm vật chất

1. Hình thức xử lý trách nhiệm vật chất:

a) Bồi thường.

b) Bồi thường và đền bù chi phí khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra.

2. Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại tài sản công, dù cố ý hay không cố ý, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của người có thẩm quyền.

Điều 31. Thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công

Thủ trưởng quyết định hình thức xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công và hình thức xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức bị xử lý là các cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.                                                                                            Điều 32. Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất

1. Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất được thành lập khi có yêu cầu xử lý trách nhiệm vật chất đối với người gây ra thiệt hại tài sản công bao gồm:

- Đại diện Lãnh đạo Ủy ban

 - Đại diện ban Chấp hành công đoàn

 - Đại diện ban Thanh tra nhân dân

  - CC. Văn phòng – Thống kê

  - CC. Tài chính – Kế toán

 - CC. Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng-Môi trường.

2. Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây ra thiệt hại, mức độ thiệt hại; xác định trách nhiệm của người gây ra thiệt hại và tập thể, cá nhân có liên quan; kiến nghị với người có thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường thiệt hại.

Điều 33. Trình tự và thủ tc xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công

1. Thông báo vi phạm.

2. Lập biên bản vi phạm.

3. Yêu cầu các cán bộ, công chức gây thiệt hại làm tường trình.

4. Báo cáo người có thẩm quyền xem xét.

5. Quyết định xử lý vi phạm.

Điều 34. Trình tự và thủ tục xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức

1. Trình tự:

a) Chủ tịch Hội đồng yêu cầu người vi phạm làm bản tường trình.

b) Lập Biên bản vi phạm.

c) Lập các văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại và giá trị thiệt hại của tài sản đó do đơn vị có chức năng hoặc liên quan cung cấp;

d) Các văn bản khác có liên quan.

2. Thủ tục:

a) Người có thẩm quyền tại Điều 35 Quy chế này thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất.

b) Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất xem xét, có văn bản kiến nghị mức bồi thường và phương thức bồi thường gửi đến người có thẩm quyền.

c) Quyết định bồi thường thiệt hại.

d) Thực hiện quyết định bồi thường thiệt hại.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Tổ chức thực hiện

1. Quy chế này sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc sau khi thông qua hội nghị cán bộ công chức, hàng năm sẽ được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

2. Lãnh đạo Ủy ban có trách nhiệm phổ biến và triển khai tổ chức thực hiện trong cán bộ, công chức do mình phụ trách nội dung Quy chế này.

3. Bộ phận tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm, kiểm tra đột xuất việc thực hiện Quy chế này. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Quy chế báo cáo Lãnh đạo Ủy ban; báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của các phòng, ban trong cơ quan.

Điều 36. Điều khoản thi hành

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cán bộ, công chức phản ánh về bộ phận tài chính để tổng hợp trình Lãnh đạo Ủy ban quyết định./.    

PHỤ LỤC I

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ MÁY MÓC, THIẾT BỊ VĂN PHÒNG PHỔ BIẾN

TT

Tiêu chuẩn, định mức

Số lượng tối đa

Đơn giá tối đa (triệu đồng/chiếc hoặc bộ)

A

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh và phòng làm việc của chức danh

 

 

I

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các chức danh tương đương

 

 

1

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh (tính cho 01 người)

 

 

 

1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc

01 bộ

5

 

2. Tủ đựng tài liệu

01 chiếc

5

 

3. Máy vi tính để bàn hoặc máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương)

01 bộ hoặc 01 chiếc

15

 

4. Điện thoại cố định

01 chiếc

0,3

2

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của chức danh (tính cho 01 phòng làm việc)

 

 

 

1. Bộ bàn ghế họp, tiếp khách

01 bộ

5

II

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của các chức danh còn lại

 

 

1

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh (tính cho 01 người)

 

 

 

1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc

01 bộ

3

 

2. Máy vi tính để bàn hoặc máy vi tính xách tay

01 bộ

15

2

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của chức danh (tính cho 01 phòng làm việc), trừ các phòng quy định tại mục I, mục II phần B Phụ lục này.

 

 

 

1. Bộ bàn ghế họp, tiếp khách

01 bộ

5

 

2. Tủ đựng tài liệu

02 chiếc

3

 

2. Máy in

01 chiếc

10

 

3. Điện thoại cố định

01 chiếc

0,3

B

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác hành chính, văn thư, tiếp dân

 

 

I

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác hành chính, văn thư của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp xã

 

 

 

1. Bộ bàn ghế họp, tiếp khách

01 bộ

5

 

2. Tủ đựng tài liệu

03 chiếc

3

 

3. Giá đựng công văn đi, đến

01 bộ

1

 

4. Máy in

01 chiếc

10

 

5. Máy photocopy

01 chiếc

60

 

6. Máy fax

01 chiếc

7

 

7. Điện thoại cố định

01 chiếc

0,3

II

Phòng tiếp dân, bộ phận một cửa của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp xã (tính cho 01 phòng)

 

 

 

1. Bộ bàn ghế

01 bộ

15

 

2. Tủ đựng tài liệu

01 chiếc

3

 

3. Điện thoại cố định

01 chiếc

0,3

Ghi chú: Định mức sử dụng máy in quy định tại phần A Phụ lục này áp dụng cho phòng làm việc dưới 10 người. Trường hợp phòng làm việc có từ 10 người trở lên được bổ sung theo nguyên tắc cứ tăng đến 10 người thì được trang bị bổ sung 01 máy.

Ví dụ: Phòng từ 01 người đến 09 người được trang bị 01 máy in; Phòng từ 10 người đến 19 người được trang bị tối đa 02 máy in; Phòng từ 20 đến 29 người được trang bị tối đa 03 máy in...